HĐND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết thông qua Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Tạo ra các đột phát trong định hướng phát triển:
Quy hoạch Ninh ThuậnĐịnh hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, gồm 05 cụm ngành, lĩnh vực:
(1) Năng lượng, Năng lượng tái tạo:
Tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên nắng, gió để phát triển điện mặt trời, điện gió ven bờ, điện gió ngoài khơi, điện khí LNG, thủy điện tích năng, nguồn năng lượng mới (hydro, thủy triều, sinh khối,…).
(2) Du lịch chất lượng cao:
Phát triển ngành du lịch theo hướng “Bền vững – Đẳng cấp – Độc đáo”; vừa phát triển du lịch truyền thống, vừa tạo dựng các loại hình mới, độc đáo về khí hậu, khám phá sáng tạo để trở thành một trong các vùng du lịch trọng điểm quốc gia, du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm của khách trong nước và quốc tế; là điểm đến hấp dẫn, khác biệt, có sức cạnh tranh cao, trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế tài nguyên du lịch hiện có và biến những hạn chế thành tiềm năng du lịch khác biệt; tập trung nguồn lực đầu tư phát triển khu du lịch Quốc gia Ninh Chữ;
(3) Công nghiệp chế biến, chế tạo:
Phát triển cụm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với cảng biển và logistics theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, tăng trưởng xanh. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế biến các sản phẩm đặc thù
(4) Nông nghiệp công nghệ cao:
Phát triển ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh hiện đại, đồng bộ, năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế cao, thân thiện môi trường, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu.
(5) Xây dựng và kinh doanh bất động sản:
Phát triển ngành xây dựng đáp ứng nhu cầu đầu tư, xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng của đô thị – nông thôn đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu, góp phần phát triển kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững, nâng cao chất lượng sống tại đô thị, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu, có bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy.
Phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững, đa dạng các loại hình bất động sản nhà ở, thương mại, du lịch, công nghiệp,… phù hợp nhu cầu của thị trường với chất lượng tốt và giá cả hợp lý; ứng dụng công nghệ vào xây dựng, quản lý, kinh doanh bất động sản góp phần hiện đại hóa ngành xây dựng nói chung và thị trường bất động sản nói riêng của tỉnh Ninh Thuận ngày một phát triển.
Định hướng phát triển không gian, đô thị:
Quy hoạch Ninh Thuậnđịnh hướng về phát triển không gian:
4 vùng liên huyện gồm:
(1) Vùng trung tâm là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm hiện hữu và phụ cận;
(2) Vùng phía Bắc bao gồm một phần quy mô ranh giới huyện Thuận Bắc và huyện Ninh Hải;
(3) Vùng phía Nam bao gồm huyện Thuận Nam và huyện Ninh Phước;
(4) Vùng phía Tây bao gồm một phần ranh giới của huyện NinhSơn, huyện Bác Ái.
03 hành lang phát triển, gồm:
(1) Hành lang phát triển đa dạng: dọc theo tuyến giao thông huyết mạch Bắc Nam của tỉnh kết nối với tuyến vành đai thành phố Phan Rang -Tháp Chàm là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhất và đa dạng nhất trong tỉnh về đô thị, công nghiệp, nông nghiệp…;
(2) Hành lang ven biển: dọc theo dải ven biển phát triển nông nghiệp, năng lượng và cảng biển, gắn với Khu dự trữ sinh quyển thế giới vườn quốc gia Núi Chúa;
(3) Hành lang sinh thái: theo trục Đông – Tây, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, năng lượng và du lịch trải nghiệm.
Quy hoạch Ninh Thuậnphát triển đô thị:
Về phát triển hệ thống đô thị: Đến năm 2025, tỉnh có từ 9 đô thị, gồm:
01 đô thị loại II là Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm;
02 đô thị loại IV; 06 đô thị loại V.
Đến năm 2030, tỉnh có 12 đô thị, gồm:
01 đô thị loại II là Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Tỉnh;
4 đô thị loại IV;
07 đô thị loại V.
Phát triển và hình thành 06 đô thị ven biển (Vĩnh Hy, Thanh Hải, Khánh Hải, Phan Rang – Tháp Chàm, Sơn Hải, Cà Ná) và hình thành dải ven biển phát triển theo cấu trúc không gian đan xen hỗn hợp đô thị du lịch về phía Bắc và phía Nam của tỉnh.
Các định hướng phát triển và tổ chức không gian các khu đô thị du lịch, các khu chức năng được gắn kết với hướng phát triển của các đô thị ven biển. Trong đó, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao của Tỉnh Ninh Thuận, là đô thị trung tâm của Tỉnh phát triển theo định hướng phát triển bền vững, xanh và thông minh, có hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Quy hoạch Ninh Thuận: Danh mục dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Thời Kỳ 2021 – 2030